:: Quên mật khẩu? ::
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Các bạn nên dùng trình duyệt Firefox hoặc Chrome để xem Forum tốt hơn

Điểm Thi Cấp Liên Huynh


|

Chúa Giêsu kể chuyện – kể chuyện Chúa Giêsu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Jan 06, 2012 8:40 pm
minhlong0012

Posts : 546

Points : 2264

Giới tính : Nam

Thanked : 59

Birthday : 19/12/1990

Join date : 15/07/2011

Age : 33

Đến từ : Huynh Đoàn Nam Hà

minhlong0012
Chúa Giêsu kể chuyện – kể chuyện Chúa Giêsu  Rankde10

Cấp bậc :

Liên lạc

http://tnttvn.com/forum/

 
 

Thông tin thành viên
» Posts : 546
» Points : 2264
» Giới tính : Nam
» Thanked : 59
» Birthday : 19/12/1990
» Join date : 15/07/2011
» Age : 33
» Đến từ : Huynh Đoàn Nam Hà
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Chúa Giêsu kể chuyện – kể chuyện Chúa Giêsu


Chúa Giêsu kể chuyện – kể chuyện Chúa Giêsu




VRNs (26.07.2011) – Sài Gòn – Tôi còn nhớ rất rõ, khoảng cuối năm 1979,
sau khi Tông Huấn Catechesi Tradendae (Về việc dạy Giáo Lý trong thời
đại chúng ta) vừa được Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 ban hành không
lâu, bản dịch vừa hoàn thành ở Việt Nam, là cha phụ trách Irénée Nguyễn
Thanh Minh đã lập tức cho anh chị em Giáo Lý Viên Giáo Xứ Phanxicô Đakao
chúng tôi, chia nhau mỗi người một chương để đọc, tự học, tự tìm hiểu,
rồi trình bày lại chung cho mọi người cùng hội thảo hàng tuần.

Vì bị cúp điện thường xuyên, gần như tối thứ sáu nào chúng tôi cũng phải
thắp mấy ngọn đèn dầu tù mù, ngồi với nhau cần cù mổ xẻ Tông Huấn. Tính
cả chương mở và chương đóng, Tông Huấn có 11 chương, chia cho 11 người.
Thế rồi có chị đến kỳ hạn phải đi thăm nuôi chồng cải tạo xa tận miền
Bắc, hoặc có anh phải đi công tác tít mù cả tháng trên Tây Nguyên, hoặc
có người ngã bệnh nặng vì kiệt sức do ăn độn quanh năm, hoặc cũng có chị
bận bịu nuôi cha mẹ già, cuối cùng, thành ra một mình tôi “ôm” đến 5
chương ! Khi ấy tôi mới hơn 20 tuổi nên liều lắm, ai nhờ cũng vui vẻ láu
táu nhận hết.

Nhận rồi mới hoảng ! Làm xong được chương của mình đã thấy toát mồ hôi,
huống chi các chương về sau càng cao, càng sâu, càng nặng. Lại thêm bản
dịch Việt ngữ có lẽ vội quá nên nhiều đoạn lủng củng, khó hiểu vô cùng.
Giấy in roneo vàng khè, được Nhà Nước ta hồi đó sản xuất từ giấy cũ tái
sinh, cộng với rác đủ kiểu, chỗ dày chỗ mỏng, có trang in thủng lỗ chỗ,
có trang soi lên thấy cả một cọng rơm chổi lúa !

Ấy thế mà rồi nhờ say mê “nghề” Giáo Lý Viên mà tôi đâm say mê Tông
Huấn, nhận ra đây là Kim Chỉ Nam cho mình định hướng, không sợ lạc lối
giữa bao thách đố cơm ăn áo mặc, dầu hôi và tem phiếu; giữa những ám ảnh
của vượt biên, của kinh tế mới, của chiến tranh biên giới Tây Nam với
Khmer đỏ; giữa bao tuyên truyền nhồi sọ vô thần Cộng Sản thời bấy giờ
dành cho cánh trẻ sinh viên chúng tôi. Tôi đã cặm cụi đọc tất cả các
chương Tông Huấn, tra cứu thêm với sách Công Đồng Chung Vatican 2 cha
phụ trách cho mượn, mầy mò tìm gặp Chúa Giêsu qua các sách Tin Mừng, và
cầu nguyện xin ơn Chúa để mình có thể trình bày thật đàng hoàng tử tế
với các anh chị lớn của mình trong Nhóm Giáo Lý.

Tạ ơn Chúa, tôi đã làm được và làm tốt. Và chính nhờ vậy, mà tôi đã có
cơ may nắm được khá vững nội dung của Tông Huấn, hơn hẳn các anh chị
khác chỉ nhận một chương hoặc không nhận chương nào. Từ đấy đến nay, hễ
có dịp được gọi đi bồi dưỡng hay đào tạo Giáo Lý Viên cấp Giáo Phận hay
Giáo Xứ, tôi đều “ôm” theo Tông Huấn này như một bửu bối. Hóa ra cái rủi
lại thành điều hay !

Thấm thoát đã 32 năm. Năm nay, nhân lễ kính Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên,
Tổng Giáo Phận Sàigòn lại mở Đại Hội Giáo Lý, không hiểu sao cha Phêrô
Nguyễn Văn Hiền, trưởng Ban Giáo Lý Tổng Giáo Phận lại nghĩ đến tôi để
gọi và trao trách nhiệm chia sẻ đề tài “Chuyện Kể Giáo Lý” trong suốt 5
buổi chiều tại Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo Phận. Tôi mừng quá, nhận
lời ngay, và một lần nữa lại xin chọn Tông Huấn Catechesi Tradendae làm
“cột sống” cho các bài giảng khóa.

Như mọi lần, hễ cứ biết tin tôi sẽ trình bày một đề tài nào đó, ở một
Đại Hội nào đó, bên Công An lại tìm cách gây khó dễ, làm cho các nơi e
ngại không muốn “dính dáng” đến DCCT, đâm ra tôi sẽ bị “cô lập” không
làm Mục Vụ được. Lần này Công An cũng có đến gặp cha Hiền ngay từ đầu
tuần, bảo tôi là… “người có tội”, ban tổ chức Đại Hội không được mời
giảng Giáo Lý, thế nhưng cha Hiền đã có cách nói chuyện rất nhẹ nhàng
nhưng dứt khoát, vẫn tin cậy, giữ tôi lại trong số 1 Đức Ông và 3 Linh
Mục mời trình bày 4 chuyên đề của kỳ Đại Hội này. Xin biết ơn cha Hiền
và ban tổ chức Đại Hội, vì nhờ thế, tôi lại được có cơ hội giúp anh chị
em Giáo Lý Viên đào sâu Tông Huấn, áp dụng vào sứ vụ của mình.

Tôi cũng xin thay đổi cách đặt tên chuyên đề, không còn là “Kể Chuyện
Giáo Lý” mà là “Chúa Giêsu kể chuyện – Kể chuyện Chúa Giêsu”, gần gũi
hơn, sống động hơn, và cũng… Tông Huấn hơn !

Nhắc lại từ cái nền Tổng Huấn, có thể gom các vấn đề được phân tích và
tổng hợp thành 3 câu hỏi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đặt ra cho các
Giáo Lý Viên:

- Ai dạy Giáo Lý ?

- Dạy Giáo Lý về Ai ?

- Dạy Giáo Lý như Ai dạy ?

Khi mới bắt đầu hỏi câu thứ nhất, ai cũng nghĩ chính Giáo Lý Viên là
người dạy Giáo Lý. Nếu có hỏi cao hơn chút nữa, mọi người sẽ bảo là các
Giám Mục, các Linh Mục, các nam nữ Tu Sĩ… Tất cả đều không sai, nhưng
chưa trọn vẹn. Đến khi hỏi lần lượt câu thứ hai, rồi câu thứ ba, mọi
người à thì ra… chính Chúa Giêsu Kitô mới là người dạy Giáo Lý thật sự,
nội dung Giáo Lý trước hết lại chỉ dạy về Chúa Giêsu Kitô mà thôi, và
cuối cùng dạy Giáo Lý là dạy theo phương pháp, theo phong cách của Chúa
Giêsu Kitô.

Vâng, duy nhất một câu trả lời: chính Chúa Giêsu Kitô. Và đó là
Christocentrism, hồi đó và cả bây giờ đã được dịch là “Tính Cách Quy
Kitô”.

Bản thân tôi thiển nghĩ, dịch như thế thì gọn nhưng nó thiếu thiếu thế
nào ấy. Khái niệm “quy” chỉ là hướng về, gom về, tụ về trung tâm cốt tủy
là Chúa Giêsu Kitô, chứ vẫn chưa diễn đạt hết các chiều kích khác nữa:
Chúa Giêsu Kitô là đỉnh cao, là khởi điểm bắn tung đi mọi hướng, là đích
điểm hội ngộ từ mọi phương, là giao điểm mọi gắn bó yêu thương của con
người. Thôi, nói gọn một tiếng Chúa Giêsu Kitô là tất cả.

Và như thế không thể chỉ nói Quy Kitô là xong chuyện. Tôi và nhiều anh
chị thấy là không ổn nhưng không biết phải dịch thế nào mới đủ nghĩa,
toát lên hết nội dung phong phú, thôi thì đành dừng lại ở một khái niệm
tương đối sát nghĩa với Christocentrism, đó là “Tính Cách Kitô-Tâm”,
hoặc hay hơn “Dĩ Kitô Vi Trung”, hoặc đơn giản dễ hiểu là “Tính Cách lấy
Đức Kitô làm Trung Tâm”. Hy vọng rồi sẽ có ngày, sẽ có người chuyển
được trọn vẹn hơn nữa cái hàm nghĩa tuyệt vời này.

Trong 3 câu hỏi nêu trên, câu thứ nhất “Ai dạy ?” xác định chủ thể thực
hiện, câu thứ hai chỉ ra đối tượng nhắm đến “dạy về Ai ?”, và câu thứ ba
“dạy như Ai dạy ?” cho biết phương pháp. Rõ ràng, khi tìm đến với các
sách Tin Mừng, chỉ cần đọc một cách hồn nhiên đơn sơ y như một đứa bé mê
nghe chuyện và say đọc truyện thôi, thì độc giả cũng đã phải công nhận
Chúa Giêsu là một người nói chuyện và kể truyện đại tài.

Chuyện thì ngắn, rất ít tình tiết và diễn tiến, chỉ là những hình ảnh
được minh họa, những ví von được trưng dẫn, những mẩu thời sự sống động
ngay trước mắt, gần gũi, bình dị, mộc mạc, có thể nghe thấy, nhìn thấy
được tại chỗ, để rồi ngẫm nghĩ và hiểu được Chân Lý mầu nhiệm cao xa mà
Chúa Giêsu sẽ hé lộ ngay sau đó.

Cứ xem, cứ đọc một đoạn ngắn thôi, cuối chương 6 và đầu chương 7 của
sách Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, chúng ta đã gặp được rất nhiều chuyện:
Kho tàng và kẻ trộm ( x. Mt 6, 19 tt ); Thân thể, con mắt và ánh sáng (
x. Mt 6, 22 tt ); Con chim trên trời và bông hoa ngoài đồng ( x. Mt 6,
25 tt ); cái đấu đong thóc, cái xà và cọng rác ( x. Mt 7, 1 tt ); con
chó và con heo ( x. Mt 7, 6 ); chiếc bánh và hòn đá, con cá và con rắn (
x. Mt 7, 7 tt ); cửa hẹp và đường chật, cửa rộng và đường thênh thang (
x. Mt 7, 13 tt ); sói dữ và chiên hiền, bụi gai và quả nho, cây găng và
cây vả ( x. Mt 7, 15 tt ); người khôn và người ngu khi xây nhà trên đá
hay trên cát, mưa sa, nước cuốn, bão tập ập đến ( x. Mt 7, 24 tt )…

Lại phải nói rõ thêm điều này: người nông cạn hời hợt có thể chê bai dè
bỉu, sao lại kể toàn những chuyện đời thường quá tầm thường ấy, từ đó mà
thành ra xem nhẹ người kể, đánh giá nhân thân người kể chỉ là một bác
thợ mộc nhà quê, hồi bé không học trường quốc tế, hay trường chuyên lớp
chọn nào, lớn lên lại không hề du học lấy cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở
nước ngoài, cũng chưa có cơ hội theo học khóa đào tạo MC, người dẫn
chương trình nào cả, hèn gì !?! Coi chừng lầm to đấy, Mátthêu ghi lại ở
cuối chương 7, nhận định của đám đông dân chúng đến nghe Chúa Giêsu là:
“Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư
của họ” ( Mt 7, 29 ).

Đó là chuyện, còn truyện thì sao ? Truyện thì dài, nhiều tình tiết diễn
biến lâm ly, có nhiều nhân vật, có đối thoại qua lại, có xung đột giằng
co, có cao trào, có giải gỡ, rất nhiều khi… happy ending nữa. Hầu hết đó
là những truyện ngụ ngôn, mượn cái này để nói cái kia, nghe rất hấp
dẫn, lôi cuốn, thú vị, gây ra nhiều cảm xúc thấm thía. Và đương nhiên
bài học được rút ra ở cuối truyện rất rõ ràng. Bình dân và học thức,
người nghèo và kẻ giàu, đàn ông và đàn bà, già trẻ lớn bé, miễn là “có
tai thì nghe”, có tấm lòng mở ra, truyện kể xong chắc chắn hiểu ngay
được ý Chúa Giêsu muốn dạy mình điều gì, toàn chuyện lớn lao, cao sâu và
quyết định quan trọng đến cuộc đời mình.

Ấy là nói về Chúa Giêsu kể chuyện. Bây giờ đến phiên chúng ta, những
người kể chuyện Chúa Giêsu. Tương tự như đã nói khái quát về khoa Sư
Phạm Huấn Giáo, chúng ta cũng có thể đặt ra 3 câu hỏi cho người kể
chuyện Chúa Giêsu:

- Ai kể chuyện ?

- Kể chuyện về Ai ?

- Kể chuyện như Ai kể ?

Hỏi là trả lời. Với cả 3 câu hỏi này, mỗi Giáo Lý Viên có thể bắt chước
Thánh Phaolô để nói nghiêm chỉnh rằng: “Tôi kể chuyện Chúa Giêsu nhưng
không còn phải là tôi kể chuyện, mà là chính Chúa Giêsu, Ngài kể chuyện
về bản thân Ngài trong tôi” ( x. Gl 2, 20 ).

Cũng có thể gọi đây là Tính Cách Giêsu-Tâm, Jesuscentrism của việc kể
chuyện Chúa Giêsu.

Dạy Giáo Lý bây giờ có lẽ không nên hiểu theo nghĩa đen là chỉ lo dạy
cho biết những kiến thức về Đạo, về Chúa, nhưng thiết nghĩ, trước hết và
trên hết, là giúp người ta lần lượt đạt được từng bước hết sức quan
trọng sinh tử sau đây trong tương quan thân tình với Chúa Giêsu:

1. Gặp gỡ và làm quen với Chúa Giêsu,

2. Nghe biết về cuộc đời của Chúa Giêsu, những điều Ngài dạy, những việc
Ngài làm,

3. Trò chuyện, cầu nguyện với Chúa Giêsu, thêm thân, thêm yêu mến, xác
tín vào Ngài,

4. Tất nhiên sau đó sẽ là đi theo Chúa Giêsu, sống như Ngài đã hướng
dẫn,

5. Rồi tiếp nối, sẽ lại giới thiệu Chúa Giêsu bằng cách kể chuyện về
Ngài cho người khác.

Vì thế, phương cách tốt nhất và trước hết để đạt được một chiều sâu tâm
linh như thế trong tương quan với Chúa Giêsu, là phải nói chuyện, phải
kể chuyện về Chúa Giêsu cho người ta.

Bản thân Giáo Lý Viên sẽ không còn là người dạy và giảng Giáo Lý, mà bây
giờ đã trở thành người kể chuyện Chúa Giêsu.

Và vì thế, với một lớp Giáo Lý bình thường cho các em thiếu nhi hoặc
người lớn dự tòng ( không tính các trường hợp Giáo Lý cho những người có
hoàn cảnh đặc biệt: trẻ đường phố, người già, người khuyết tật và bệnh
nhân hấp hối, các chị em có thai ngoài ý muốn… ), đương nhiên họ không
còn là những học viên thụ động ngồi trong một lớp học Giáo Lý, chỉ nghe
giảng đơn phương một chiều, nếu có song phương đối thoại thì chỉ là trả
lời các câu hỏi, ghi chép bài vào tập vở, về nhà phải nhớ học thuộc lòng
để lần sau đến lớp nếu có khảo bài thì sẽ phải trả bài cho ngon lành,
cuối học kỳ và cuối năm phải thi, được xét cho lên lớp, lên cấp hoặc
được duyệt cho… nhận Bí Tích !

Một khi đã được nghe kể chuyện Chúa Giêsu, người ta được mời gọi tìm gặp
và làm quen với Chúa Giêsu, bắt đầu hình thành nên một tương quan thân
tình với Chúa Giêsu đến mức có thể cầu nguyện trò chuyện với Ngài. Các
kiến thức về Chúa Giêsu sẽ đến sau một cách tự nhiên sau khi họ đã say
mê và chọn Ngài, đi theo Ngài rồi.

Cũng phải dặn dò nhau, bản thân người kể chuyện Chúa Giêsu trước đó phải
thường xuyên và cần cù tìm đến với Kinh Thánh, đặc biệt là 4 sách Tin
Mừng, để đọc, để học, để suy niệm, để nhập vai bên cạnh các Tông Đồ,
giữa đám đông vây quanh Chúa Giêsu, để sống lại khung cảnh ngày xưa với
Ngài, để lắng nghe chính Ngài kể chuyện về Cha của Ngài, về Thần Khí, về
Nước Trời, về Hội Thánh vợ hiền của Ngài, và về chính tấm lòng của Ngài
đối với mọi người và từng người chúng ta.

Có một nguyên tắc vàng, đó là: Bạn chưa đích thân gặp Chúa Giêsu, biết
rõ và yêu mến Ngài, bạn sẽ chẳng thể nào giới thiệu người khác đến gặp
Ngài được.

Đến đây thì tôi xin được đề nghị quý độc giả, đặc biệt là các bạn Giáo
Lý Viên, “những người kể chuyện Chúa Giêsu”, một thực hành cụ thể để
cùng nhau hình thành một thứ… Ngân Hàng Truyện Kể và Chuyện Kể của Chúa
Giêsu, về Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu. Mở đầu, hãy tìm lần lượt trong 4
sách Tin Mừng, lập một danh sách thứ tự các truyện kể của Chúa Giêsu
bằng ngụ ngôn kèm theo địa chỉ chi tiết. Gõ vi tính bằng font Arial,
corps chữ 11, paragraph 4 pt, setup trên khổ giấy A4 portrait. Nhớ ghi
đầy đủ tên Thánh, họ tên, Giáo Xứ và địa chỉ Mail và số phone để dễ liên
lạc với nhau. Cuối cùng xin gửi về cho tôi theo địa chỉ ttmvcssr@gmail.com.

Lm. LÊ QUANG UY, DCCT
Nguồn: huynhtruong-dmhcg.net

minhlong0012



Chúa Giêsu kể chuyện – kể chuyện Chúa Giêsu  Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nội dung ẩn đi

Free forum | Kinh tế, Luật, Tài chính | Company | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất